ChatGPT là gì?

Trong vài tháng trở lại đây, công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dùng trên toàn thế giới. Bạn, liệu đã có dịp chiêm ngưỡng, sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo độc đáo này? Thực sự ChatGPT là gì? Bài viết này, chúng ta cùng nhau đi tìm lời giải đáp thỏa đáng nhé!

ChatGPT là gì?

ChatGPT là gì?

ChatGPT được biết đến là ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Công ty OpenAI, phát triển từ mô hình PGT – 3.5, giúp nó có thể tương tác với con người thông qua những cuộc trò chuyện tự động, hệt như người với người.

ChatGPT có nguyên lý hoạt động chuyên biệt với công cụ GPT-3 trang bị hệ thống văn bản với số lượng tài liệu khủng lên tới 8 triệu cùng hơn 10 tỷ từ. Nhờ kho dữ liệu phong phú này, ChatGPT cho phép xử lý, sắp xếp ngôn ngữ một cách tự nhiên, linh hoạt, đảm bảo độ mạch lạc và trôi chảy.

ChatGPT sẽ ghi nhận thông tin câu hỏi mà người dùng nhập vào, sử dụng khả nang phân tích, tổng hợp và nguồn dữ liệu khổng lồ của mình để đưa ra câu trả lời chính xác. Thực thế, ChatGPT sử dụng thuật tóa Transformer – mô hình Deep Learning trong natural Language Precessing xử lý văn bản.

Ứng dụng này ở thời điểm hiện tại được đánh giá là trí tuệ nhân tạo thông minh bậc nhất thế giới, hỗ trợ người dùng trong việc trò chuyện, trả lời đầy đủ, lưu loát toàn bộ những thắc mắc, câu hỏi… trong bất cứ lĩnh vực gì. 

Thay vì thói quen sử dụng Google, người dùng hiện nay đã bắt đầu cuộc tìm kiếm thông qua những cuộc trò chuyện vơi ChatGPT.

Vì sự tiện ích, nhanh chóng, số người dùng ChatGPT liên tục gia tăng. Chỉ một thời gian ngắn ra mắt, ChatGPT đã trở thành ứng dụng được yêu thích, có khả năng hỗ trợ người dùng nhanh chóng nhất trong lịch sử.

Nguồn gốc ChatGPT?

ChatGPT đến từ đâu?

Phát hành ngày 30/11/2022 và chỉ 1 tuần sau đó, theo thống kê, ChatGPT đã thu hút được hơn 1 triệu người dùng, thậm chí cán mốc 10 triệu người sử dụng mỗi ngày chỉ sau 40 ngày sau đó. ChatGPT đã trở thành trend bởi sự thông minh và chân thực.

Để dễ hình dung, hãy làm một phép so sánh đơn giản. Mang xã hội Facebook cần tới 2 năm để có được lượng người dùng như ChatGPT hiện tại còn Instagram thì cần tới 1 năm. Điều này cho thấy sức công phá, tầm ảnh hưởng của một ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT quả thực là không hề đơn giản.

Cha đẻ của công cụ ChatGPT là Sam Altman – CEO – đồng sáng lập OpenAI. Ông là người gốc Do Thái, lớn lên ở St. Louis, Misouri, Mỹ. Năm lên 8 tuổi, Sam Altman đã nhận được món quà đầu tiên từ người mẹ của mình là chiếc máy tính – có vai trò quan trọng trong việc giúp Sam Altman định hình tương lai.

Sau khi tốt nghiệp tại John Buroughts, Altman theo học ngành khoa học máy tính tại Đại học Stanford. 

  • Năm 2005, Altman bỏ học, cùng với một vài người bạn trở thành đồng sáng lập – CEO của ứng dụng di động và mạng xã hội Loopt. Ứng dụng này sau đó đã phải tạm dừng và bị thâu tóm.
  • Năm 2011, Altman trở thành đối tác bán thời gian tại vườn ươm khởi nghiệp của Y combinato, chính thức gia nhập tổ chức này năm 2012.
  • Tháng 2/2014, khi Altman 29 tuổi, được bổ nhiệm làm chủ tịch công ty.
  • Năm 2016, Altman trở thành chủ tịch của YC Group, gồm Y Combinator và nhiều đơn vị khác.
  • Năm 2017, Altman nhận được bằng Đại học Waterloo. 
  • Năm 2019, Altman thôi giữ vai trò Chủ tịch YC Group, tập trung phát triển OpenAI.
  • Năm 2022, OpenAI sở hữu nhiều thành tự nổi bật, cho ra mắt AI Dall-E 2, cho phép người dùng dễ dàng tạo nên tác phẩm nghệ thuật bằng chuỗi các văn bản. OpenAI với những cố gắng, nỗ lực và thành tựu đạt được, đã trở thành đối thủ đáng gờm của nhiều công ty công nghệ khác, trong đó bao gồm cả Google.
 

ChatGPT của công ty nào?

ChatGPT là sản phẩm của công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI có trụ sở nằm tại San Francisco, được cho ra mắt công cụ này vào ngày 30/11/2022. Nó được tạo nên từ hệ thống kho dữ liệu vô cùng khổng lồ với nguồn thông tin lấy từ internet. Trong đó có cả website Reddit – một nơi lưu trữ đa dạng các thông tin trên toàn thế giới và các cuộc tranh luận về nhiều chủ đề khác nhau. Từ đó, giúp công cụ này có thể mô phỏng được các đoạn đối thoại cũng như biết được cách giao tiếp với con người.

Thêm vào đó, việc đào tạo và phát triển ChatGPT dựa vào cách sử dụng những phản hồi của người dùng. Nhờ vậy, trí tuệ nhân tạo sẽ dễ dàng xác định được mong muốn của mỗi người khi đặt câu hỏi.

Cách hoạt động của ChatGPT

Nguyên lý hoạt động của ChatGPT khá là đơn giản. Chúng sẽ ghi nhận những câu hỏi hoặc lời kể cụ thể của bạn, sau đó đưa ra lời giải đáp cho những thắc mắc đó. Để có thể trả lời người dùng, mô phỏng này sử dụng các dữ liệu văn bản từ hệ thống internet. Theo thống kế có đến 570GB thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau cùng với 300 tỷ từ được cập nhật vào trong hệ thống.

ChatGPT sẽ dự đoán, phân tích và sau đó đưa ra đáp án dựa vào nguồn thông tin trong hệ thống. Để có thể hoạt động, hệ thống này sử dụng những thuật toán vô cùng phức tạp và trải qua nhiều cuộc thí nghiệm và giám sát chặt chẽ. Người dùng cung ứng câu hỏi cụ thể như “Một năm có bao nhiêu quý?”. Nếu mô hình đưa ra câu trả lời sai thì đáp án đúng sẽ được nhập vào hệ thống ngay lập tức. Từ đó, giúp hệ thống có thể củng cố kiến thức và những thông tin dữ liệu trở nên chuẩn xác hơn trong tương lai.

Có thể sử dụng ChatGPT vào những mục đích gì?

Là một công cụ mạnh nhất ở thời điểm hiện tại, vượt trội gần như tất cả những chatbot ra mắt trước đây, ChatGPT có thể tạo ra những bài content thú vị, những cuốn tiểu thuyết thơ mộng hay thậm chí là luận văn đại học… ChatGPT cũng có thể soạn nhạc, làm thơ, viết thư hoặc là sửa lỗi lập trình… Cụ thể:

  • Hình thành những đoạn hội thoại tự nhiên, hấp dẫn, tạo cảm giác như đang trao đổi với người thật
  • Chủ động lên ý tưởng từ khóa, nội dung theo chủ đề
  • Xây dựng thông tin liên lạc mang tính cá nhân hóa, chủ động đề xuất sản phẩm, phản hồi email
  • Xây dựng nội dung tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội
  • Dịch thuật ngôn ngữ
  • Tóm tắt tài liệu
  • Chăm sóc khách hàng tự động

Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của ChatGPT

Ưu điểm nổi bật

  • Giao diện thân thiện, trực quan và dễ sử dụng
  • Các câu trả lời đảm bảo mạch lạc, dễ hiểu
  • Khả năng ghi nhớ nội dung trò chuyện chính xác, đưa ra những đề xuất, hỗ trợ mang tính cá nhân hóa
  • Hoạt động liên tục 24/7, có thể hỗ trợ người dùng bất cứ lúc nào được yêu cầu
  • Có khả năng xây dựng danh sách từ khóa, xây dựng chiến dịch Marketing hiệu quả

Nhược điểm

Cũng giống như những ứng dụng khác trên thị trường, bên cạnh những ưu điểm, ChatGPT cũng bộc lộ một số nhược điểm nhất định, cụ thể:

  • Có đôi chút hạn chế về mặt ngôn ngữ, nhiều trường hợp không xử lý được những yêu cầu phức tạp
  • Câu trả lời của ChatGPT đưa ra sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách hỏi của người dùng. Những câu hỏi mang tính chất chung chung, không chủ đích sẽ khó có được một đáp án rõ ràng, chính xác
  • Câu trả lời của ChatGPT không đảm bảo độ chính xác 100% mà chỉ mang tính chất tham khảo.
  • Sử dụng ChatGPT sẽ khiến người dùng phải đối mặt với nguy cơ bị rò rỉ thông tin không mong muốn.

Hướng dẫn cách tạo tài khoản ChatGPT

Để tạo tài khoản ChatGPT, người dùng cần có:

+ Một địa chỉ email, ưu tiên sử dụng gmail vì loại mail này phổ biến, dễ thao tác, sử dụng, dễ tạo mới

+ Chương trình mở rộng trên trình duyệt web

+ Số điện thoại nước ngoài để nhận tin nhắn mã kích hoạt, tốt nhất là ở Mỹ

Các bước tạo tài khoản

  • Bước 1: Cài đặt Touch VPN giúp người dùng có IP của quốc gia khác
  • Bước 2: Chọn Location ở quốc gia mà ChatGPT hỗ trợ, nên ưu tiên chọn United States và nhấn Connect
  • Bước 3: Kiểm tra Touch VPN, đảm bảo ở trạng thái You are browsing from United States
  • Bước 4: Truy cập chat.openai.com/auth/login và chọn Signup để tạo tài khoản
  • Bước 5: Điền Email cá nhân và nhấn Continue
  • Bước 6: Đặt mật khẩu, đảm bảo tối thiểu 8 ký tự
  • Bước 7: Mở email để kiểm tra thư xác nhận. Trường hợp không nhận được email, nhấn Redend email
  • Bước 8: Click Verify email address để xác thực email
  • Bước 9: Click Login để đăng nhập với tài khoản vừa tạo
  • Bước 10: Cung cấp thông tin họ tên, click Continue
  • Bước 11: Điều số điện thoại ở quốc gia Mỹ để xác minh
  • Bước 12: Sử dụng dịch vụ SMS để có một số điện thoại tại Mỹ, tốt nhất nên dùng SMSPool với khoảng 1$
  • Bước 13: Nạp tiền SMSPool và nhấn nút Deposit
  • Bước 14: Điền thông tin thẻ Visa để thực hiện thanh toán
  • Bước 15: Nhập mã OTP để thanh toán
  • Bước 16: Kiểm tra tiền trong SMSPool
  • Bước 17: Thuê số điện thoại nhận tin nhắn xác thực. Chọn Quock Order => Service là OpenAI => Purchase cho Country là United States
  • Bước 18: Sao chép số điện thoại được SMSPool cung cấp
  • Bước 19: Quay lại ChatGPT và điền số điện thoại rồi nhấn Send Code để nhận
  • Bước 20: Sao chép mã và nhập mã tương ứng.

Mua tài khoản chatGPT như thế nào?

Do tạo tài khoản chatGPT khá nhiều bước nên nhiều người chọn mua tài khoản chatGPT để tiết kiệm thời gian, chi phí. Nếu bạn có thể làm theo các bước tại mục: Hướng dẫn mua tài khoản chatGPT nhanh chóng. 

Bước 1: Truy cập https://chatgptvietnam.vn/ chọn >> Mua chatGPT

Chọn mục mua tài khoản chatGPT

 

Bước 2: Ấn ” Đặt hàng”

Ấn đặt hàng

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin và thanh toán

Điền thông tin đầy đủ và thanh toán

Tên ngân hàng: MB Bank (ngân hàng Quân Đội)

Tên tài khoản: NGUYEN VAN CHO (NGUYỄN VĂN CHỜ)

Số tài khoản: 0984461461

Số tiền: 99.000 VNĐ

Nội dung: ChatGPT và số đơn hàng

Lưu ý: Hình dưới là đơn hàng số 374, thì nội dung sẽ là ChatGPT374

Bước 4: Sau khi thanh toán thành công bạn vui, hệ thống sẽ tự động gửi Thông tin Tài khoản ChatGPT vào email của bạn. Vui lòng kiểm tra email để xem thông tin tài khoản đăng nhập vào ChatGPT

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan giải đáp câu hỏi ChatGPT là gì? Hy vọng rằng nó có thể giúp ích ít nhiều cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu. Chúc người chơi sử dụng ChatGPT thành công, hiệu quả trong công việc của mình.

ChatGPT Việt Nam

Xem thông tin về ChatGPT Việt Nam tại đây => https://chatgptvietnam.vn/chatgpt-viet-nam/