Từ khóa ChatGPT Việt Nam là từ khóa có hơn 2 triệu kết quả trả về khi được tìm kiếm trên Google trong vòng 0,23 giây. Điều này chứng tỏ sức nóng của ứng dụng ChatGPT đối với những người dân thuộc thị trường Việt Nam. Vậy hãy xem ChatGPT giúp ích được gì cho lĩnh vực Digital Marketing và SEO mà lại được săn đón nhiều đến vậy.
Các khái niệm cơ bản
ChatGPT là loại hình ngôn ngữ được phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, được vận hành thông qua việc sử dụng kỹ thuật bộ chuyển đổi. để xử lý các thông tin đầu vào và đưa ra các kết quả ở đầu ra một cách hiệu quả và chính xác cao.
Digital Marketing được hiểu là cách quảng bá thương hiệu, sản phẩm của nhà sản xuất trên các nền tảng Internet, kỹ thuật số.
SEO là quá trình giúp doanh nghiệp tăng chất lượng và lưu lượng truy cập cho website của mình bằng cách nâng cao mức độ hiển thị của website của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm.
Ứng dụng của ChatGPT trong Digital Marketing và SEO như thế nào?
ChatGPT giúp tối ưu hóa nội dung SEO cho các chiến dịch Marketing
Nhờ ChatGPT có khả năng phân tích lệnh yêu cầu và đưa ra đáp án, vì thế khi các SEOer muốn đặt vấn đề với ChatGPT sẽ được hệ thống hỗ trợ như sau:
– Giúp người dùng nghiên cứu các từ ngữ sao cho phù hợp với chủ đề. Với chủ đề ban đầu công cụ ChatGPT sẽ giúp cho bạn những từ ngữ thích hợp nhất để bắt đầu nội dung của bài viết.
– Tạo ra số lượng nội dung lớn: Người dùng chỉ cần đưa ra các yêu cầu, ChatGPT có thể tạo toàn bộ nội dung cho người dùng thành một bài báo, bài mô tả sản phẩm. Thời gian để tạo ra tương đối nhanh, chính vì thế khi sử dụng công cụ này sẽ tạo ra được khối lượng lớn các bài viết có cùng chủ đề.
– Lọc nội dung không liên quan bằng ChatGPT: Với khả năng phong phú về ngôn ngữ và dữ liệu, ChatGPT sẽ giúp cho các bài viết của bạn giảm được những đoạn văn trùng lặp và đi trọng tâm vào các từ khóa chủ đề.
– Sáng tạo nội dung bài viết: ChatGPT giúp cho quá trình sáng tạo nội dung của các SEO-er trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy rằng nội dung các trả lời của ChatGPT bạn vẫn phải chỉnh sửa theo đúng mong muốn. Tuy nhiên về cơ bản ChatGPT sẽ giúp ích được rất nhiều cho các bạn viết SEO web đó.
Ứng dụng ChatGPT vào Marketing
– Xây dựng dữ liệu Chatbot: Các nhân viên Marketing có thể ứng dụng ChatGPT để xây dựng dữ liệu cho Chatbot để trả lời các câu hỏi của người dùng một cách tự nhiên nhất, theo đúng nội dung mà khách hàng đặt câu hỏi. Việc này, sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nhiều hơn với khách hàng ngay cả khi không có người điều hành, từ đó sẽ có được thiện cảm hơn về sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt của khách hàng.
– Tạo nội dung hấp dẫn: Với mỗi chiến dịch của doanh nghiệp, ChatGPT giúp SEO và Digital Marketing sáng tạo các nội dung độc đáo theo từng chủ điểm trên các nền tảng website hoặc mạng xã hội.
– Gợi ý từ khóa: ChatGPT rất thông mình và có thể đưa ra hàng loạt các từ khóa “Chuẩn sách giáo khoa” cho các Maketer lựa chọn theo đúng chủ đề cần quảng bá. ChatGPT thông minh ở điểm, đưa ra được rất nhiều từ khóa gợi ý khác nhau mà không mất quá nhiều thời gian.
– Hoàn thiện toàn bộ nội dung quảng cáo: Nhờ đa dạng về ngôn ngữ và dữ liệu được lập trình, ChatGPT giúp các doanh nghiệp có thể viết hoàn thành toàn bộ các quảng bá về sản phẩm thương hiệu trên website hoặc quảng bá trên các mạng xã hội facebook, zalo…ngoài ra còn có thể viết luận văn cho các trang trả phí…
Một số mặt hạn chế của ChatGPT
Mặc dù, Chat GPT là một công cụ thông minh nhất về trí tuệ nhân tạo, tuy nhiên, nó vẫn còn một số nhược điểm nhất định như:
– Ngữ cảnh hạn chế: trong cuộc sống có rất nhiều các hoàn cảnh khác nhau và cách ứng xử của mỗi người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau lại không giống nhau. Tuy nhiên đối với trí thông minh nhân tạo thì việc hiểu được toàn bộ các hoàn cảnh trong cuộc sống là điều không thể. Vì thế nếu không có dữ liệu đầu vào chuẩn xác và đầy đủ thì bạn sẽ không thể thu được kết quả như ý muốn.
– Hạn chế khả năng phân tích tổng quan: Đây cũng là điều không thể đòi hỏi được ở ChatGPT bởi, với mỗi chủ đề và dữ liệu được nạp vào ban đầu, công cụ này sẽ phân tích và đưa ra những gợi ý trên cơ sở phán đoán dựa trên những dữ liệu đã cho mà thôi.
– Các dữ liệu được nạp vào hệ thống nếu không liên tục thì chắc chắn, dần dần hệ thống sẽ bị lạc hậu và không theo kịp được xu hướng hiện tại.
– Trong phần lệnh yêu cầu của người dùng nếu đưa ra quá nhiều chủ đề khác nhau, ChatGPT không có khả năng xử lý được tất cả các vấn đề cùng một lúc.
– ChatGPT không có khả năng sáng tạo: Trên cơ sở dữ liệu được nạp ban đầu, hệ thống sẽ phân tích và trên cơ sở kết hợp các thông tin với nhau, sửa đổi và cho ra cái mới, không có chức năng sửa chữa những văn bản gốc.
Như vậy, mặc dù là ứng dụng trí tuệ nhân tạo thông minh nhất hiện nay, nhưng ChatGPT vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Trong thời gian tới, chắc chắn OpenAI sẽ tiếp tục chỉnh sửa, nâng cấp để có một phiên bản ChatGPT trở nên hoàn hảo và thân thiện hơn với người dùng.